Tóm tắt kết quả nghiên cứu Đề tài cấp Bộ 2019-2020 của TS. Lý Hoàng Mai
29/11/2020 12:38:24 CH
- Tên đề tài/nhiệm vụ: Cải cách thể chế kinh tế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông
- Cấp cơ quan: Đề tài cấp Bộ
- Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế Việt Nam
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Lý Hoàng Mai
- Thời gian thực hiện: 1/2019-12/2020
- Ngày nghiệm thu cấp cơ sở: 29/10/2020
Cải cách thể chế kinh tế ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào cũng đều quan trọng, nó là tiền đề quan trọng để bảo đảm thực hiện thành công các mặt cải cách khác của nền kinh tế. Đây là một trong số ít đề tài nghiên cứu chuyên sâu về cải cách thể chế kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Đề tài nghiên cứu cải cách thể chế kinh tế trên các góc độ cải cách thể chế chính trị, cải cách thể chế hành chính, cải cách thể chế pháp quyền và cải cách chính sách kinh tế. Nhìn nhận cải cách thể chế kinh tế như là một nhân tố tác động đến sự ổn định, chính trị, xã hội, tác động đến sự phát triển kinh tế.
Đề tài đánh giá những kết quả của 2 cuộc cải cách, ở các mặt thành công và hạn chế, từ đó rút ra các bài học cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam gồm:
Thứ nhất, cải cách muốn thành công phải dựa vào dân.
Thứ hai, trong lĩnh vực đất đai cần có cơ chế để khuyến khích người nông dân thu được thành quả trên mảnh đất của họ.
Thứ ba, các chính sách đất đai cần bình đẳng, không phân biệt đối xử.
Thứ tư, cần coi trọng quyền tư hữu trong các quan hệ quản lý đất đai.
Thứ năm, cần coi trọng công tác thủy lợi, phòng chống lũ lụt và hạn hán.
Thứ sáu, minh bạch hóa trong các hoạt động thương mại.
Thứ bảy, nâng cao hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước.